kimpa website logo kimpa.xyz

Thế hệ trẻ có thực sự là một thế hệ yếu đuối?

Khi những người thuộc thế hệ Y đổ về trước - tức là những người sinh năm 1994 trở về trước - đã có một chỗ đứng hay thành công nhất định trong xã hội và sự nghiệp, họ thường nhìn nhận thế hệ trẻ (thế hệ Z trở về sau) như một thế hệ chịu đựng kém, hay kêu ca phàn nàn và dễ trầm cảm.

Vậy có thực sự là thế hệ trẻ là một thế hệ yếu đuối chỉ biết kêu than?

Dưới đây là những cảm nghĩ của tôi về câu hỏi trên!

1, Cảm nhận về stress của các thế hệ là như nhau

Hãy tưởng tượng một ví dụ trực quan như sau:

balloons

Khả năng xử lý vấn đề của mỗi cá nhânmột quả bóng bay.

Vấn đề của mỗi cá nhân gặp phải trong cuộc đờilượng không khí được bơm vào quả bóng bay đó.

Đối với người trẻ, họ chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Vì vậy khả năng xử lý vấn đề của họ còn kém - tức là quả bóng bay của họ chưa thể chứa được quá nhiều không khí.

Đối với người đã từng trải, họ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn. Vì vậy khả năng xử lý vấn đề của họ tốt hơn - tức là quả bóng bay của họ có thể chứa được nhiều không khí hơn quả bóng bay của những người trẻ.

Chính vì vậy, những người ở thế hệ Y đổ về trước sẽ có xu hướng chịu đựng được nhiều áp lực hơn so với những người ở thế hệ Z đổ về sau. Đơn giản là bởi vì họ có nhiều thời gian để trải qua các vấn đề trong cuộc sống hơn, từ đó giúp họ gia tăng được khả năng chịu đựng của mình.

Tuy vậy, có một chân lý hiển nhiên mà chúng ta đều phải công nhận, đó là: Bất kể một quả bóng bay dù to hay nhỏ, khi bị bơm quá nhiều không khí thì chắc chắn sẽ phát nổ.

balloon-popping

Tức là người trẻ với một quả bóng bay nhỏ có thể chứa đựng 3 phần không khí, nếu bơm 5 phần không khí thì chắc chắn sẽ nổ. Còn với người trưởng thành, quả bóng bay của họ lớn hơn, có thể chứa 7 phần không khí. Nhưng nếu bơm vào đó 10 phần không khí thì cũng sẽ phát nổ y hệt quả bóng bay nhỏ của người trẻ.

Khi đạt đến giới hạn chứa đựng không khí thì độ căng bề mặt của quả bóng bay nhỏquả bóng bay lớn là như nhau. Hay chúng ta có thể hiểu rằng:

Khi đối mặt với một lượng áp lực nào đó vượt quá khả năng chịu đựng của bản thân, dù bạn có là đứa trẻ, một người trung niên hay một người già đã từng trải; bạn vẫn sẽ có một cảm nhận "căng cứng về tâm lý" giống hệt nhau.

2, Thế hệ trẻ ngày nay phải chịu nhiều áp lực hơn và ở thời điểm sớm hơn các thế hệ trước

Sau khi đọc hết nửa đầu bài viết, có thể có những người (lớn tuổi) sẽ nghĩ rằng:

"Dù vậy thì quả bóng bay của tôi vẫn lớn hơn, tôi vẫn chịu được 7 phần áp lực của cuộc sống. Thế hệ trẻ chỉ chịu được 3 phần áp lực của cuộc sống là đã kêu than, đã stress và đã trầm cảm rồi. Quả là một thế hệ yếu đuối!"

Đó cũng có thể là một ý đúng. Nhưng có lẽ, trước khi nhận xét về thế hệ trẻ, họ nên đặt 2 câu hỏi quan trọng đối với bản thân mình:

Dưới đây là một số góc nhìn của tôi về thế hệ của mình (tôi cũng thuộc gen Z).

2.1, Thế hệ vượt sướng

Đối với các thế hệ cha ông lớn lên trong chiến tranh và sự đổi mới của đất nước, họ lớn lên cùng với sự nghèo đói và khắc khổ. Chính vì vậy, những người thuộc thế hệ này có sức sống và ý chí vươn lên một cách hết sức mãnh mẽ. Động lực của họ là có một cuộc sống ấm no, đầy đủ trong tương lai.

Ngược lại, đối với thế hệ trẻ, họ được thừa hưởng những thành quả mà thế hệ cha ông đã phải rất khó khăn mới có thể đạt được. Họ còn quá trẻ để hiểu được các đánh đổi, những sự hi sinh của thế hệ cha ông. Họ được sống trong một đất nước hòa bình, một nền kinh tế mở với những nhu cầu cơ bản được đáp ứng một cách hiển nhiên.

Chính vì việc được sống trong một môi trường quá đầy đủ như vậy đã khiến cho động lực phấn đấu của giới trẻ bị nhấn chìm trong những thú vui tạo ra sự thỏa mãn ngắn hạn như lướt mạng xã hội, cày Netflix, chơi game...

three problems that distract motivation

Ngoài ra, việc sống trong nhung lụa cũng khiến cho thế hệ trẻ ít được tiếp xúc với những khó khăn thực tế trong cuộc sống. Từ đó khiến họ không có sự chuẩn bị sẵn sàng khi bước ra xã hội. Và tất nhiên, khi phải đối mặt với những áp lực từ trên trời rơi xuống với không có sự chuẩn bị nào, thế hệ trẻ như một quả bóng bay bị bơm căng không khí vậy.

2.2, Thế hệ Internet

Internet đến với nhân loại là một điều tuyệt vời. Nó giúp cho tầm nhìn của chúng ta được phóng ra rất xa với những tư tưởng mới, suy nghĩ mới và đặc biệt là kho tri thức vô hạn của loài người.

Tuy vậy, Internet ngày càng phát triển - đặc biệt là sự ra đời của các mạng xã hội - đồng nghĩa với việc tốc độ lan truyền các chuẩn mực mới của xã hội cũng diễn ra một cách nhanh chóng.

Social media is controling us

Các chuẩn mực mới về sự thành công sớm, tình yêu đích thực, gu thời trang thịnh hành, độ chất chơi của giới trẻ,... đã tạo ra những áp lực cộng đồng vô hình lên những cá thể. Từ đó khiến cho thế hệ trẻ căng thẳng trong vô thức (unconscious stress) khi phải lựa chọn giữa việc giữ bản sắc cá nhân và chạy theo những chuẩn mực (có phần vô lý) của số đông.

2.3, Thế hệ coi trọng sự công nhận

Ở thế hệ cha ông đi trước, việc sống trong sự nghèo đói đã khiến họ ít quan tâm đến những gì mà người khác nghĩ về họ. Có lẽ trong những thời khắc khó khăn đó, điều duy nhất mà họ quan tâm chỉ đơn giản là kiếm được miếng ăn và một mái nhà để sống bình an qua ngày.

Đối với thế hệ trẻ ngày nay, sự an toàn và ấm no là điều mà họ được thừa hưởng từ những sự cố gắng của cha mẹ. Khi những nhu cầu cơ bản của cuộc sống đã được đáp ứng, thế hệ trẻ bắt đầu tìm đến những nhu cầu cao hơn - và một trong số đó chính là sự công nhận.

Con người là một loài sinh vật mang tập tính xã hội. Vì vậy, mỗi cá nhân đều có nhu cầu nhận được sự công nhận từ xã hội. Do đó theo bản năng, thế hệ trẻ sẽ có xu hướng thể hiện giá trị của bản thân nhằm tìm kiếm sự công nhận từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp...

Mặc dù vậy, thể hiện giá trị bản thân lại không phải là một điều dễ dàng. Sự cạnh tranh khốc liệt trong xã hội hiện đại, những kỳ vọng từ nhiều phía và việc khó khăn trong vấn đề tìm bản sắc cá nhân khiến cho thế hệ trẻ rất khó khăn trong việc khẳng định giá trị của bản thân. Từ đó, vô hình chung đã tạo nên những áp lực lên thế hệ trẻ - những người thậm chí còn chưa rời ghế nhà trường.

Maslow’s Hierarchy Of Needs

Thế hệ đi trước mang một áp lực vượt lên nghịch cảnh để có một cuộc sống ấm êm. Thế hệ trẻ ngày nay đã có một cuộc sống ấm êm nhưng lại đứng trước một loạt áp lực mới mang tên: đi tìm bản sắc cá nhân, sống một cuộc sống có ý nghĩa, được xã hội công nhận,...

Bottom lines

Mặc dù tôi là một người thuộc thế hệ Z (gen Z), tuy nhiên bài viết này không được tôi viết ra để ngụy biện rằng thế hệ trẻ không hề yếu đuối hay phàn nàn rằng các thế hệ đi trước đã hiểu sai thế hệ trẻ.

Bài viết này được tôi viết ra để chúng ta có một "cầu nối" giữa thế hệ trẻ và thế hệ đi trước.

bridge between generations

Đối với những thế hệ đi trước, tôi hi vọng bài viết này sẽ đem lại cho mọi người một góc nhìn mới về thế hệ trẻ. Để họ biết rằng bối cảnh ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với thời điểm mà họ từng là thế hệ trẻ. Và để họ biết rằng, thế hệ trẻ cũng có những áp lực, khó khăn và tâm tư của riêng mình trong thời kỳ mới.

Còn đối với những người thuộc thế hệ Z, tôi hi vọng bài viết này sẽ làm chúng ta hiểu hơn về bản thân mình và những áp lực, khó khăn mà chúng ta đang phải đối mặt. Từ đó yêu thương bản thân mình hơn, giảm thiểu việc so sánh mình với những người xung quanh và quan trọng nhất, đó là:

Trải nghiệm thật nhiều, học hỏi thật nhiều, mạnh dạn dấn thân thật nhiều để rèn luyện khả năng chịu đựng áp lực của chính mình!


Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi!

Kim,

23/04/2023