Sự thoải mái sẽ phá huỷ cuộc đời bạn
Hôm trước, tôi có xem được một video khá thú vị trên Youtube nói về sự thoải mái sẽ phá huỷ cuộc đời của chúng ta như thế nào và làm sao để chúng ta có thể thoát khỏi vùng an toàn của sự thoải mái.
Tôi đã ghi lại những ý hay nhất của video này và tổng hợp lại thành một bài viết. Tôi sẽ chia sẻ lại bài viết đó ở đây để để mọi người có thể cùng đọc.
Vùng an toàn – thoải mái (Comfort zone)
Một lịch trình lặp đi lặp lại: Ngủ → Đi làm/Đi học → Về nhà → Ăn uống tắm rửa → Ngủ.
Gặp những người giống nhau: Bạn bè thân quen, Người thân, Gia đình,…
Sinh hoạt lặp lại: Ăn những món thân quen, Gặp những người quen thuộc, Đi đến những nơi hay đến, Lướt điện thoại,…
Vấn đề khi sống ở vùng an toàn quá lâu
Vùng an toàn bắt đầu nhỏ dần đi vì những thứ làm bạn thoải mái trước đây bắt đầu khiến bạn không thoải mái nữa → Ít gặp người thân quen hơn → Ít đi đến những nơi quen thuộc → … → Cả cuộc sống bị thu hẹp lại → Nỗi sợ hãi để vượt khỏi vùng an toàn dâng lên.
Giống như việc tập gym, nếu không tập thì các nhóm cơ sẽ dần teo đi → Nếu không thử thách bản thân thì vùng an toàn cũng sẽ hẹp dần đi.
Vùng phát triển (Growth zone) & Vùng nguy hiểm (Danger zone)
Khi thử thách bản thân, vùng an toàn sẽ rộng ra không giới hạn.
Thử thách bản thân giống với việc bơm bóng, nếu cứ bơm (tức là cứ kiên trì thử thách bản thân) thì quả bóng sẽ ngày càng to ra.
Mỗi kỹ năng lại có một vùng an toàn riêng: Kỹ năng thuyết trình có một vùng an toàn, Kỹ năng quan hệ có một vùng an toàn, Kỹ năng làm việc có một vùng an toàn,… Việc quan trọng là bạn sẽ phải xác định xem mình cần phát triển vùng an toàn của kỹ năng nào.
Tuy vậy, không phải cứ thử thách bản thân một cách cật lực là sẽ phát triển với tốc độ cao. Bản thân phải thích ứng dần dần thì vùng an toàn mới rộng ra một cách bền vững.
Giống như quả bóng bị bơm lên quá nhanh, lớp cao su chưa kịp dãn ra thì sẽ bị vỡ. Cố ép bản thân phát triển quá mức thì sẽ kiệt quệ cả về sức khoẻ lẫn tinh thần (Danger zone).
Đa phần mọi người sợ bước khỏi vùng an toàn (Comfort zone) là vì sợ mình bước “lỡ chân” vào vùng nguy hiểm (Danger zone).
Các cách để thoát khỏi vùng an toàn
Hành động nhất quán (Consistent) → Ví dụ: thay vì dành 3 ngày/tuần để hành động thì dành 5 ngày/tuần để hành động.
Hành động mạnh mẽ (Intense) → Ví dụ: thay vì dành 50% tâm trí thì dành 70% tâm trí.
Hành động kiên trì (Long period of time) → Ví dụ: thay vì dành nửa tiếng liên tục để làm thì dành một tiếng liên tục để làm.
Sự thoải mái trong ngắn hạn & Sự thoải mái trong dài hạn
Hầu hết sự phát triển của bản thân đi kèm với sự không thoải mái trong ngắn hạn (no pain – no gain).
Ít người dám hi sinh sự thoải mái trong ngắn hạn để có được kết quả lớn trong dài hạn vì họ không xác định được mục tiêu và phần thưởng sẽ đạt được trong dài hạn (kết quả trong tương lai là một thứ trừu tượng mà ít người dám bỏ thời gian ra để suy ngẫm).
Đa số mọi người không giữ được đà phát triển, chỉ quyết tâm bước ra khỏi vùng an toàn được một thời gian ngắn rồi lại quay trở về vùng an toàn vì đặt mục tiêu kỳ vọng quá cao (ví dụ như đặt mục tiêu giảm béo 10kg bằng cách work out cường độ cao và thực hiện chế độ ăn uống khắc nghiệt → nhưng cuối cùng làm được 2 đến 3 ngày là bỏ cuộc).
Chiến lược hiệu quả nhất
Xác định mục tiêu & phần thưởng trong dài hạn → Có động lực hành động.
Chia mục tiêu lớn thành mục tiêu nhỏ (ví dụ thay vì đọc 30 trang sách một ngày thì bắt đầu với việc đọc 3 trang sách một ngày). Đạt được mục tiêu nhỏ → Có động lực → Đạt mục tiêu cao hơn một chút → Hành động (giữ được động lực hành động).
Kiên trì áp dụng 3 cách để thoát khỏi vùng an toàn ở phần 4.
Hành động nhịp nhàng, cố gắng thoát khỏi vùng an toàn nhưng cũng dành ra những thời điểm cho phép bản thân sống trong vùng an toàn để hồi phục và thích ứng.
Bottom lines
Dù bất cứ ý tưởng nào hay, điều quan trọng nhất vẫn phải là hành động. Nếu bạn chỉ đọc và không bắt tay vào và thực sự làm thì lý thuyết cũng mãi chỉ là lý thuyết. Vậy nên, hãy kiếm cho mình một động lực và dấn thân vào hành động thay vì chỉ đọc những bài viết như thế này và nghĩ rằng mình sẽ thay đổi nhé!
Nếu bạn không đẩy bản thân ra những giới hạn, thì làm sao bạn biết được giới hạn của bản thân mình thực sự nằm ở đâu?
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi!
Kim,
10/06/2022