kimpa website logo kimpa.xyz

Cuộc chiến toàn cầu về sản xuất chip

Hôm trước tôi có đọc một bài viết hay về cuộc chiến sản xuất chip trên toàn cầu nên có một vài key-points hay muốn note lại và chia sẻ với mọi người.

***

Như chúng ta đã biết, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, những con chip ngày nay đã hiện diện trong mọi thiết bị điện tử từ PC, smartphone, ô tô cho đến TV, tủ lạnh, máy giặt,...

Chính vì sự ảnh hưởng của những con chip đối với nền kinh tế là rất lớn, thế nên, quốc gia nào nắm được những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu sẽ nghiễm nhiên trở thành bá chủ và điều tiết được cục diện chính trị trên thế giới.

Trong cuộc chiến toàn cầu về chip đó thì Mỹ (cùng với EU) và Trung Quốc (cùng với Nga) là hai cực đối đầu nhau gay gắt nhất. Cuộc chiến này được khơi nguồn từ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 2018 và leo thang gay gắt cho đến tận ngày hôm nay.

Hai quốc gia này đã ăn miếng trả miếng nhau trên rất nhiều phương diện, trong đó đặc biệt phải kể đến là hai khía cạnh sản xuất chiptrí tuệ công nghệ lõi. Và cũng trong cuộc chiến đó, có 2 công ty được cân nhắc rất nhiều trên bàn đàm phán cũng như các đòn trừng phạt giữa các bên - đó chính là TSMC và ASML.

Trong bài viết này, tôi sẽ lý giải tại sao 2 công ty này đặc biệt được quan tâm đến và chúng ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi cung ứng chip toàn cầu.

Bài viết bao gồm các phần sau:

1, TSMC

2, ASLM

3, Điều gì đang diễn ra và sẽ tiếp diễn trong cuộc chiến nắm quyền sản xuất chip?

1, TSMC - nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới

TSMC là gì?

TSMC là nhà sản xuất chip độc lập - tức là chỉ lắp ráp chip chứ không thiết kế chip.

Công việc của họ là nhận bản thiết kế từ các công ty công nghệ như Apple, AMD, Qualcomm... rồi sử dụng máy móc và các module sản xuất để tạo ra một con chip hoàn chỉnh.

Tại sao TSMC nằm tại Đài Loan (Trung Quốc) mà không bị áp luật trừng phạt công nghệ của Mỹ vào Trung Quốc?

Luật trừng phạt công nghệ của Mỹ vào Trung Quốc nói rằng Trung Quốc không được sử dụng các sản phẩm mang yếu tố công nghệ Mỹ trong các sản phẩm mà họ sản xuất.

Có 2 lý do mà TSMC không bị dính luật trừng phạt này:

Tại sao TSMC lại quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu?

TSMC là công ty độc quyền về khía cạnh sản xuất chip và không có nhà sản xuất nào khác thay thế được.

Điều này có thể hiểu rằng đó là bởi TSMC có quy trình sản xuất chip rất tốt. Họ là nhà sản xuất chip độc lập lâu đời nhất, chính vì vậy họ có bề dày kinh nghiệm làm chip vượt trội so với các đối thủ. Số lượng chip TSMC làm càng nhiều, họ càng học được cách làm thế nào để cải thiện quy trình làm chip.

Từ đó, họ xây dựng được lợi thế cạnh tranh của mình, đó là:

Do vậy rất nhiều công ty công nghệ lớn ưa thích TSMC và điều này khiến TSMC trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới (chiếm 90% số lượng chip cao cấp toàn cầu và 30% số lượng chip mới toàn cầu mỗi năm).

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ xung đột và khiến TSMC ngừng hoạt động?

Thế giới sẽ rơi vào đại khủng hoảng chip vì không có bất kỳ nhà sản xuất chip độc lập nào khác có thể đáp ứng sản lượng chip mà TSMC đưa ra thế giới.

Có lẽ sẽ là một cuộc đại khủng hoảng giống năm 1929, thời điểm mà người dân Mỹ dù có tiền cũng mất 2 năm mới mua nổi 1 chiếc xe hơi vì thiếu cung trầm trọng - câu chuyện chỉ khác là ở đây chúng ta sẽ nói đến chip.

Hãy lưu ý rằng ở thời điểm hiện tại, không có chip tức là không chỉ thiếu hụt máy tính, điện thoại mà còn thiếu hụt máy giặt, tủ lạnh, ô tô,... vì tất cả smart-devices hiện nay đều được tích hợp chip.

Tại sao TSMC lại nằm ở Đài Loan?

Điều này liên quan đến lịch sử phát triển của TSMC. Tuy nhiên có 2 lí do chính thường hay được đề cập đến:

2, ASML - công ty sản xuất máy khắc quang phổ EUV để chế tạo chip

ASML là gì?

ASLM là một công ty sản xuất các máy khắc quang phổ có trụ sở tại Hà Lan. Các máy khắc quang phổ của ASLM sử dụng công nghệ EUV để khắc ra những transitor siêu bé (cỡ nanomet) trên các tấm silicon để làm ra những con chip.

Tại sao ASML lại quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu?

Bạn hãy hiểu đơn giản như thế này:

Chế tạo một con chip với các transitor trên đó giống với việc điêu khắc một bức tượng với những chi tiết tinh xảo. Đối với một bức tượng thì người nghệ nhân có thể cầm những công cụ như dùi đục và búa để tạc ra sản phẩm. Nhưng đối với một con chip bé xíu với hàng tỷ transitors kích cỡ nanomet thì phải được chế tạo bởi những cỗ máy đặc biệt.

Những cỗ máy đặc biệt này hiện tại trên thế giới chỉ có duy nhất ASML làm ra được và họ đang độc quyền công nghệ chế tạo chip này.

Tại sao không có công ty nào khác ngoài ASML nghiên cứu công nghệ làm chip?

Thực ra là có!

Rất nhiều phòng lab và công ty ở Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc nghiên cứu các phương pháp để tạo chip nhưng đều chưa thành công (hoặc chỉ mới thành công ở mức độ phòng lab chứ chưa đưa vào thương mại hóa được).

Ngay cả ASML cũng không phải một sớm một chiều là đưa được công nghệ EUV vào thương mại hóa được. Họ mất tận 30 năm nghiên cứu với công sức của rất nhiều nhà khoa học mới có thành quả như ngày hôm nay. Thậm chí, để vận hành được những thiết bị của ASML, nhân viên phải là những tiến sĩ (PhD) trong ngành và có thời gian làm việc với các cỗ máy này đủ lâu để có kinh nghiệm sử dụng.

Ngoài ra, các công ty và tổ chức lớn cũng rất ngại để đổ tiền vào nghiên cứu các công nghệ chế tạo chip. Đơn giản bởi vì chi phí đầu tư nghiên cứu cho lĩnh vực này thường rất lớn (vài trăm đến vài nghìn tỷ đô), mất nhiều thời gian mà tỷ lệ thành công lại rất thấp (quá mạo hiểm để đầu tư).

Chính điều này giúp ASML duy trì được lợi thế cạnh tranh của họ với các đối thủ cùng lĩnh vực.

Tại sao Mỹ muốn Hà Lan hạn chế ASML bán sản phẩm cho Trung Quốc?

ASML có khả năng khắc được những transitor rất bé trên một tấm silicon. Điều này giúp cho các công ty công nghệ nhét được nhiều transitor hơn vào những con chip. Từ đó giúp các con chip tăng hiệu năng xử lý tính toán, đặc biệt là đối với lĩnh vực AI - lĩnh vực quan trọng bậc nhất trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Chính vì muốn kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực AI nên Mỹ muốn đàm phán với Hà Lan để hạn chế ASML cung cấp những chiếc máy quang khắc này cho Trung Quốc.

ASML lo sợ điều gì?

Mặc dù ASML vẫn là công ty độc quyền trong ngành, vẫn có con hào lợi thế cạnh tranh rất lớn nhưng ban lãnh đạo của ASML vẫn do dự trong cuộc đàm phán tay ba giữa Mỹ và Trung Quốc.

Họ lo sợ rằng:

Dù vậy thì tính từ thời điểm hiện tại, ít nhất phải 5 năm nữa mới có thể có một doanh nghiệp khác cạnh tranh được với ASML.

3, Điều gì đang diễn ra và sẽ tiếp diễn trong cuộc chiến nắm quyền sản xuất chip?

Hiện tại trọng số lớn nhất của cuộc chiến nắm quyền sản xuất chip đang nằm ở Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, tôi sẽ chỉ đề cập những thông tin chính liên quan đến 2 quốc gia này.

Những điều đã và đang diễn ra

####Trung Quốc

Về mặt công nghệ, Trung Quốc phát triển và ứng dụng những công nghệ lõi vào thực tế tốt hơn Mỹ. Tất cả những công nghệ như AI, Blockchain, IoT, 5G,... Trung Quốc đều đang thắng thế nhờ có tập dữ liệu dồi dào hơn, số lượng nhà khoa học đông đảo hơn và sự trợ giúp quyết liệt hơn từ chính phủ dành cho các công ty công nghệ.

Về mặt sản xuất chip, Trung Quốc nắm quyền sinh sát đối với TSMC ở Đài Loan. Khác với Ukraina, mặc dù TSMC và Đài Loan cũng được phương Tây bảo hộ, tuy nhiên trí địa lý khiến Đài Loan trở nên khó phòng thủ trước sự xâm lược hơn là Ukraina (Ukraina có biên giới đất liền sát với đồng minh còn Đài Loan thì không có - điều này dẫn đến việc hỗ trợ vũ khí khi có chiến sự là rất khó và tốn kém).

Mỹ

Về mặt công nghệ, Mỹ nắm rất nhiều trí tuệ công nghệ lõi khi hầu hết các phát minh cốt lõi của công nghệ đều có nguồn gốc Mỹ. Ngay cả những phát minh công nghệ quan trọng sau này ở EU và Trung Quốc đều dựa trên các nguyên tắc cốt lõi được phát hiện ở Mỹ trước đây. Điều này khiến Mỹ độc lập về công nghệ hơn hẳn Trung Quốc mặc dù các ứng dụng công nghệ lõi của họ vào thực tế đang hụt hơi so với đất nước gần 1 tỷ rưỡi dân.

Về mặt sản xuất chip, Mỹ không có thuận lợi về vị trí địa lý đối với những nhà máy sản xuất chip lớn (Trên thế giới có 3 công ty sản xuất chip đặc dụng lớn nhất là TSMC, Samsung và Intel. Các nhà máy của Intel được đặt tại Mỹ còn các nhà máy của Samsung và TSMC được đặt phần lớn ở Trung Quốc và các nước gần với Trung Quốc).

Tuy vậy, chính vì họ và các đồng minh nắm trí tuệ công nghệ lõi trong việc chế tạo chip và các phương pháp sản xuất chip nên đây được coi là một lợi thế của họ đối với chuỗi cung ứng chip toàn cầu.

Những điều sẽ tiếp diễn

####Trung Quốc

Mặc dù có lực lượng lao động tri thức về công nghệ dồi dào tuy nhiên Trung Quốc lại thiếu hụt rất nhiều nhân tài chất lượng cao về công nghệ và nghiên cứu cơ bản. Đây là một yếu tố quan trọng nếu Trung Quốc muốn tự mình phát triển các công nghệ lõi.

Mặc dù vậy, với sức bật là một quốc gia ứng dụng các công nghệ lõi vào thực tế tốt nhất hiện nay, Trung Quốc có khả năng sẽ nhanh chóng lấp đầy được sự thiếu hụt nhân lực này bằng những chính sách thu hút nhân tài nước ngoàiđào tạo lao động tay nghề cao trong nước.

Lịch sử đã cho thấy rằng sự trỗi dậy trước những khó khăn của Trung Quốc là một hành trình kỳ diệu. Hãy để thời gian trả lời xem liệu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này có tiếp tục được hành trình thần kỳ đó và đạt được mục tiêu bá chủ thế giới của mình trong tương lai hay không!

Mỹ

Cuộc chiến về chip đã đánh động các quốc gia về việc họ phải tự chủ được toàn trình việc sản xuất chip. Mỹ cũng không nằm ngoài vòng xoáy này và họ đang đánh cược vào việc trợ giúp các công ty gia công chip nội địa (như Intel) phát triển thông qua đạo luật chip (CHIPS Act).

Ngoài ra, Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng những đòn trừng phạt (theo cá nhân tôi là không được fairplay lắm) vào Trung Quốc, ví dụ như:

Những biện pháp này có thể kìm hãm được sự phát triển công nghệ của Trung Quốc trong ngắn hạn. Nhưng ở dài hạn, nó sẽ là một câu hỏi lớn rằng liệu Trung Quốc sẽ thụt lùi về công nghệ dưới các lệnh trừng phạt, hay đây là một cơ hội để nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới dồn lực tập trung cho việc tự phát triển các công nghệ lõi của mình và không phụ thuộc vào Phương Tây nữa!

Bottom lines

Hi vọng với bài viết tổng hợp này, bạn đã có một cái nhìn toàn cảnh về 2 vấn đề chính:

Để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này, bạn có thể đọc thêm những tài liệu tham khảo đã giúp tôi hoàn thành bài viết này.

Tài liệu tham khảo:


Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi!

Kim,

02/02/2023