kimpa website logo kimpa.xyz

Phương pháp phân tích doanh nghiệp

Để nối tiếp chuỗi bài về chủ đề đầu tư (đặc biệt là phương pháp Đầu tư giá trị), tôi sẽ chia sẻ lại hướng tiếp cận mà tôi thường xuyên sử dụng để lựa chọn và đầu tư vào những doanh nghiệp có nền tảng tốt.

Đối với tôi, một doanh nghiệp tốt phải đáp ứng được 3 yêu cầu sau:

Và để lọc được ra những doanh nghiệp thỏa mãn 3 yêu cầu trên, tôi sẽ sử dụng 5 tiêu chí dưới đây để đánh giá một doanh nghiệp:

  1. Mô hình kinh doanh tốt và bền vững

  2. Sức khỏe tài chính tốt

  3. Cơ cấu cổ đông có tính đối trọng và ban lãnh đạo có đạo đức

  4. Chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý

  5. Định giá tốt

Giờ thì hãy đi sâu vào từng tiêu chí một!


1, Mô hình kinh doanh & triển vọng tương lai

Bản chất của đầu tư là mua kỳ vọng tương lai của doanh nghiệp. Tức là khi chúng ta đem tiền đầu tư vào một doanh nghiệp, chúng ta kỳ vọng rằng doanh nghiệp đó trong tương lai sẽ làm ăn tốt và kiếm ra lợi nhuận cho chúng ta.

Vậy làm thế nào để xác định được một doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tốt và kiếm được lợi nhuận? - Để trả lời câu hỏi này, có 2 khía cạnh mà chúng ta cần phải đánh giá:

a, Kết quả kinh doanh

Đọc báo cáo tài chính là để hiểu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại. Dựa vào những dữ liệu trong quá khứ thì chúng ta sẽ có thể một phần nào đó dự đoán được tương lai của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tốt là một doanh nghiệp mà Doanh thu và Lợi nhuận trong hoạt động sản xuất cốt lõi phải tăng trưởng đều. Chúng ta có thể kiểm tra những yếu tố này bằng cách xem:

Luôn luôn phải ghi nhớ rằng doanh thu và lợi nhuận

b, Phân tích ngành

Sau khi đọc báo cáo tài chính và xác định được mô hình kinh doanh của doanh nghiệp thực sự hiệu quả và đem lại lợi nhuận, thì chúng ta sẽ phải trả lời câu hỏi tiếp theo: Liệu doanh nghiệp có tiếp tục duy trì được việc kiếm lợi nhuận trong tương lai không?

Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta nên phân tích theo hướng "top-down" - tức là bắt đầu từ bức tranh kinh tế vĩ mô rộng lớn, sau đó dần thu hẹp phạm vi xuống các ngành, lĩnh vực và cuối cùng là các công ty cụ thể để đưa ra quyết định đầu tư.

Thông thường, nếu một ngành được vĩ mô ủng hộ và có xu hướng phát triển trong tương lai thì các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đó thường cũng có xu hướng hoạt động tốt. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu về doanh nghiệp, hãy luôn cập nhật các thông tin về ngành/lĩnh vực, bao gồm:

Để có thêm insight về xu hướng ngành/lĩnh vực trong tương lai thì tôi có một số gợi ý sau:

c, Phân tích doanh nghiệp

Như đã nói ở trên,

2, Sức khỏe tài chính

Có rất nhiều doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tốt nhưng cấu trúc tài chính quá yếu (nợ nhiều chẳng hạn). Cho nên, khi một sự kiện "thiên nga đen" xảy ra (như Covid-19), doanh nghiệp không thể phòng thủ trước những rủi ro bất ngờ và rơi vào tình trạng khó khăn khi không đủ nguồn lực tài chính để duy trì mô hình kinh doanh qua thời kỳ khủng hoảng.

Do vậy, một doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tốt là một điểm cộng, tuy nhiên doanh nghiệp đó có nguồn lực để tiếp tục duy trì mô hình kinh doanh đó trong tương lai không thì lại là một câu hỏi chúng ta cần phải giải đáp.

a, Dấu hiệu một doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt

b, Dấu hiệu của một doanh nghiệp có sức khỏe tài chính kém

Ở trên tôi đã viết ra những đặc điểm của một doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt. Chúng ta chỉ cần đảo ngược lại những đặc điểm ở trên là có thể biết được một doanh nghiệp có cơ cấu tài chính yếu:

Nếu một doanh nghiệp có từ 2 hoặc nhiều hơn các đặc điểm đã được đề cập ở trên thì chúng ta cần phải đánh giá một cách cẩn trọng doanh nghiệp đó (mà theo tôi là tốt nhất là chỉ nên quan sát chứ không nên đầu tư vào những doanh nghiệp như vậy).

3, Cơ cấu cổ đông và ban lãnh đạo

Đây là tiêu chí quan trọng nhất khi đầu tư vào một doanh nghiệp. Vì chúng ta đa số là nhà đầu tư nhỏ lẻ - tức là thành phần yếu ớt nhất trên thị trường đầu tư nên chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý tiêu chí này.

Chúng ta không thể

Trong tất cả những tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp thì lòng người là thứ khó định giá nhất.

Dưới đây là một số đặc điểm để chúng ta có thể đánh giá được cách hành xử của ban lãnh đạo:

Có khi nào chúng ta có thể bỏ qua tiêu chí này không? - Có! Đó là khi bạn đã là cá mập trên thị trường với số vốn lớn và có thể nắm tỷ lệ cổ phần chi phối doanh nghiệp (51%), lúc đó chúng ta là cổ đông lớn và có sức ảnh hưởng trong doanh nghiệp nên không cần phải quan tâm đến tiêu chí này.

4, Chính sách phân phối lợi nhuận

Hãy luôn ghi nhớ một điều quan trọng như sau:

"Một doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền thì lợi nhuận của doanh nghiệp mới thực sự thuộc về cổ đông."

Khi chúng ta là cổ đông của một doanh nghiệp, tức là chúng ta làm chủ của doanh nghiệp đó. Điều đó đồng nghĩa với việc lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra sẽ thuộc về chúng ta. Một doanh nghiệp đáng để đầu tư là một doanh nghiệp có chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý và quan trọng nhất là sau cùng, bất kể như thế nào đi chăng nữa thì lợi nhuận phải được trả cho cổ đông - những người là chủ của doanh nghiệp.

Thể hiện ban lãnh đạo có cam kết làm vì lợi ích cổ đông hay không

5, Định giá doanh nghiệp

Sau khi đã lựa chọn được ra những doanh nghiệp tốt đáp ứng với các tiêu chí mà chúng ta đề ra thì công việc cuối cùng chúng ta cần phải làm là xác định thời điểm để vào vị thế đầu tư.

Bottom lines

Tôi để ý thấy rằng các bạn khi mới đầu tư, hoặc là biết một chút kiến thức về đầu tư thường rất hay chú trọng và nghĩ rằng định giá doanh nghiệp rẻ hay đắt là yếu tố quan trọng đầu tiên cần xét đến. Tuy vậy, thực tế thì định giá doanh nghiệp lại nên là yếu tố cuối cùng được xét đến sau khi chúng ta đã lọc được ra những doanh nghiệp chất lượng đáng để đầu tư.

Việc chọn lựa một doanh nghiệp tốt và chất lượng quan trọng hơn rất nhiều việc định giá doanh nghiệp. Vì đôi khi chúng ta có thể mắc phải bẫy định giá của những doanh nghiệp yếu kém nhưng lại có những thủ thuật tài chính để đánh lừa các nhà đầu tư non nớt.

Do đó, chỉ cần lọc được đi những doanh nghiệp yếu kém là chúng ta đã một phần nào đó tăng được tỷ lệ đầu tư thành công của bản thân mình.

Cuối cùng, làm thế nào để chúng ta có thể áp dụng thành thục việc áp dụng những tiêu chí tôi đã nêu trong bài viết để phân loại và lựa chọn doanh nghiệp? - Không có một con đường tắt nào ngoài việc chúng ta dành thời gian để tự thực hành phân tích.


Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi!

Kim,

09/08/2022