kimpa website logo kimpa.xyz

Phương pháp đầu tư giá trị

value-investors

Như đã nói ở trong bài viết Tự do tài chính là gì?, nếu bạn muốn sớm đạt được trạng thái tự do tài chính thì bạn phải bắt tay vào đầu tư thật sớm để tận dụng sức mạnh của lãi kép trong việc gia tăng tài sản của mình.

Về chủ đề đầu tư, tôi đã có một bài viết riêng về Phương pháp đầu tư thụ động Index fund dành riêng cho những người có ít kiến thức về tài chính nhưng vẫn muốn đầu tư với một tỷ suất lợi nhuận vừa phải cùng với rủi ro thấp.

Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu thêm một phương pháp đầu tư rất kinh điển dành cho những người có tham vọng hơn và muốn đầu tư với một tỷ suất lợi nhuận cao hơn - đó là phương pháp đầu tư giá trị.


1, Đầu tư giá trị là gì?

Giả sử vào một ngày đẹp trời, một người lạ "hâm hấp" nào đó ngỏ lời bán cho bạn một tờ tiền 500,000 VNĐ chỉ với giá 10,000 VNĐ. Bạn nhận thấy đây là một cuộc trao đổi quá hời nên bạn quyết định trả 10,000 VNĐ để lấy tờ tiền 500,000 VNĐ của họ → Đó chính là đầu tư giá trị.

what-is-value-investing

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì Đầu tư giá trị là một chiến lược đầu tư dựa trên việc mua tài sản được định giá thấp hơn giá trị thực của chúng.

Đầu tư giá trị thường được nói đến nhất trong lĩnh vực chứng khoán nơi mà Benjamin Graham lần đầu đề cập đến trong cuốn sách "Nhà đầu tư thông minh" và được người học trò của ông - Warren Buffett vận dụng cực kỳ thành công trong sự nghiệp đầu tư của mình. Tuy vậy trên thực tế, bên cạnh lĩnh vực chứng khoán, phương pháp này có thể áp dụng vào mọi mặt trong cuộc sống.

Bạn thấy đấy, đầu tư giá trị là không chỉ là một phương pháp đầu tư tài chính, nó còn là một cách tư duy giúp cho chúng ta cân nhắc lựa chọn đầu tư vào những thứ thực sự đem lại giá trị trong cuộc sống của mình.


2, Làm thế nào để áp dụng phương pháp đầu tư giá trị?

Hiện nay, phương pháp đầu tư giá trị đã trở nên phổ biến và được nhiều nhà đầu tư quan tâm, dẫn đến sự bùng nổ của các tài liệu như sách, bài viết và video chia sẻ về chủ đề này. Tuy nhiên, không phải nguồn thông tin nào cũng thực sự đáng tin cậy. Phần lớn các tài liệu hiện nay thường chỉ lặp lại những ý tưởng cốt lõi, sau đó “tái chế” bằng những từ ngữ hoa mỹ, đôi khi khiến người đọc khó nắm bắt được bản chất thực sự của phương pháp này.

Dựa trên kinh nghiệm cá nhân và quá trình đầu tư của mình, tôi sẽ note hướng tiếp cận của mình kèm với những tài liệu theo tôi là "đáng đọc" để chúng ta có thể tìm hiểu và áp dụng hiệu quả triết lý đầu tư này.

Bước 1 - Trau dồi kiến thức

Trước khi bắt tay vào đầu tư thì chúng ta nên trang bị cho mình 2 thứ:

Thực tế, việc đầu tư không đòi hỏi bạn phải am hiểu sâu về các lý thuyết tài chính phức tạp - những điều đó thường thuộc về lĩnh vực của các nhà nghiên cứu học thuật. Tuy nhiên, để đầu tư một cách hiệu quả, bạn cần phải xây dựng một nền tảng kiến thức tài chính cơ bản. Điều này bao gồm khả năng đọc và hiểu các báo cáo tài chính bao gồm cơ cấu tài sản, kết quả kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp. Để có những kiến thức cơ bản này, hãy tìm đọc một cuốn giáo trình hướng dẫn cách phân tích báo cáo tài chính (trước đây tôi đọc cuốn Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính của Trường đại học Kinh tế Quốc Dân).

Còn về tư duy đầu tư giá trị, tôi recommend những nguồn tài liệu sau:

Ngoài ra, còn rất nhiều nguồn tài liệu mà chúng ta có thể tham khảo. Tuy vậy, theo kinh nghiệm của tôi, sau khi bạn tìm hiểu hết những gì tôi đã chia sẻ ở trên thì sẽ thấy rằng các tài liệu khác về bản chất ý tưởng là giống nhau và chỉ khác cách diễn đạt mà thôi.

Do đó, sau khi đã có được những tư duy đầu tư giá trị cơ bản rồi thì đừng đọc quá nhiều sách về đầu tư nữa, dành thời gian và sức lực tìm hiểu và phân tích doanh nghiệp (tức là thực hành) sẽ hợp lý hơn.

Bước 2 - Xây dựng tiêu chí đầu tư

Mỗi nhà đầu tư sẽ có một bộ các tiêu chí chọn doanh nghiệp riêng của mình. Những tiêu chí này sẽ đóng vai trò như một bộ lọc để đảm bảo chúng ta lựa chọn được những doanh nghiệp phù hợp với phong cách của bản thân và loại bỏ đi những doanh nghiệp yếu kém.

investment-checklist

Chúng ta có thể xây dựng các tiêu chí đầu tư của riêng mình bằng cách:

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Những tiêu chí chọn doanh nghiệp của tôi!

Bước 3 - Phân tích doanh nghiệp

Đây là công việc khó nhọc nhất đối với một nhà đầu tư theo trường phái cơ bản vì họ phải dành rất nhiều thời gian để làm một việc mà có thể coi là "vô vị" và "chán nản" - đó là phân tích doanh nghiệp.

analysis

Dựa trên các tiêu chí đầu tư mà chúng ta đã xây dựng ở Bước 2, phân tích doanh nghiệp ở đây có thể hiểu là nghiên cứu doanh nghiệp trên rất nhiều phương diện khác nhau, ví dụ như:

Mỗi một đầu mục bạn sẽ phải thu thập thông tin và phân tích trên rất nhiều khía cạnh. Vì đây là việc làm không hề đơn giản nên mỗi nhà đầu tư cần phải kiên trì thực hành để tự trau dồi cho mình kiến thức và kinh nghiệm trong công việc này.

Nếu có thời gian, tôi sẽ chia sẻ thêm những kinh nghiệm phân tích doanh nghiệp của mình trong những bài viết khác.

Bước 4 - Chọn thời điểm đầu tư hợp lý

Cuối cùng, sau khi phân tích kỹ lưỡng và chọn ra được những doanh nghiệp đáp ứng với các tiêu chí đầu tư của mình, hãy chờ đợi và vào vị thế khi vốn hóa doanh nghiệp rẻ hơn định giá của chúng ta một khoảng giá an toàn (thường là thấp hơn 20% giá trị thực của doanh nghiệp).

Hãy luôn ghi nhớ rằng một doanh nghiệp tốt thì chưa hẳn đã là là một khoản đầu tư tốt, nó phải đi kèm với điều kiện vốn hóa của doanh nghiệp đó phải đủ rẻ để mua. Hãy cẩn trọng và tính toán thật chính xác thời điểm và khoảng giá mà chúng ta bắt đầu đầu tư vào doanh nghiệp.

what-is-value-investing

Có thể sẽ có những lúc chúng ta sẽ phải chờ rất lâu thì giá tài sản (giá cổ phiếu, giá bất động sản,...) mới chiết khấu đủ sâu để chúng ta có thể mua với giá rẻ. Đừng mất kiên nhẫn, hãy luôn kỷ luật - điều đó sẽ giúp bạn bảo vệ chính mình.

Nếu chúng ta phải chờ đợi quá lâu thì sao? - Hãy dành thời gian đó phân tích các doanh nghiệp khác và chuẩn bị một danh sách những doanh nghiệp chất lượng để có thể sẵn sàng hành động khi một sự kiện nào đó xảy ra khiến các tài sản bị bán với giá rẻ mạt.


Bottom lines

Như vậy, qua bài viết này tôi đã chia sẻ những ý tưởng cơ bản nhất và hướng tiếp cận để chúng ta có thể tìm hiểu và áp dụng triết lý đầu tư giá trị vào công việc đầu tư của mình.

Vì đây là một chủ đề rất lớn nên tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn những khía cạnh của phương pháp đầu tư này như tư duy, cách chọn doanh nghiệp, cách định giá,... ở các bài viết khác.


Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi!

Kim,

25/12/2024