kimpa website logo kimpa.xyz

Công thức định giá bản thân dựa trên thu nhập

Ai trong chúng ta cũng luôn luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mình qua từng ngày. Vậy làm sao để chúng ta biết được chúng ta của ngày hôm nay đã trở thành phiên bản tốt hơn so với chúng ta của ngày hôm qua?

Để đánh giá sự tiến bộ của bản thân, chúng ta cần một thước đo cụ thể. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ lại một cách mà tôi sử dụng để "định giá" bản thân mình, nhằm nhìn nhận rõ hơn sự cố gắng của tôi qua từng giai đoạn và biết được giá trị của mình đã thay đổi ra sao theo thời gian.


1, Làm thế nào để đánh giá được giá trị bản thân?

Đối với đại đa số mọi người, chúng ta luôn nỗ lực để phát triển kỹ năng, đóng góp giá trị cho xã hội thông qua công việc mà mình làm hàng ngày. Khi làm việc cho một tổ chức, tức là chúng ta đang tham gia vào việc giải quyết một vấn đề nào đó của xã hội và được xã hội đáp ơn lại bằng một khoản thù lao tương xứng. Thường thì khoản thù lao này chính là tiền lương - thước đo giá trị mà xã hội đánh giá cho những gì chúng ta mang lại.

Tất nhiên tiền không phải là yếu tố duy nhất định nghĩa giá trị con người, nhưng nó có thể là một chỉ số khách quan giúp đánh giá giá trị đóng góp của mỗi cá nhân. Công thức để đo đếm giá trị bản thân dựa vào yếu tố này như sau:

Giá trị bản thân = Số tiền kiếm được / Thời gian thực tế để xử lý công việc

Ví dụ:

Từ đó, giá trị bản thân tính theo giờ của bạn sẽ là:

20,000,000 VND / 160 giờ = 125,000 VND/giờ

Điều này có nghĩa là xã hội đang trả cho bạn 125,000 VND cho mỗi giờ lao động của bạn.

Hãy lưu ý rằng, bạn không thể chỉ nhìn vào số tiền mình kiếm được để đánh giá, mà phải xét cả thời gian mà chúng ta đầu tư vào công việc đó.

Tức là cùng với mức lương 3,000,000 VND/tháng:

Điều này cho thấy bạn đang làm việc hiệu quả, vì bạn chỉ mất 6 giờ để đạt được thu nhập này, trong khi vẫn còn nhiều thời gian cho các công việc khác để gia tăng thu nhập.

Do đó, không phải tiền mà sự hiệu quả trong công việc mới là yếu tố chủ chốt trong việc đánh giá giá trị của chúng ta.


2, Làm thế nào để gia tăng giá trị bản thân?

Dựa vào công thức trên, có hai cách để tăng giá trị bản thân:

Cả hai mục tiêu này đều chỉ đạt được khi bạn không ngừng nâng cao năng lực và kỹ năng của bản thân. Khi kỹ năng của bạn tăng lên, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian hoàn thành công việc và từ đó nhận được thù lao cao hơn từ các tổ chức.

Do vậy, bên cạnh việc làm việc chăm chỉ hàng ngày, hãy luôn học hỏi và trau dồi kỹ năng để giá trị bản thân không ngừng tăng lên mỗi ngày!


Bottom lines

Trong bài viết này, tôi đã giới thiệu một "thước đo" để mọi người có thể đánh giá được sự tiến bộ của bản thân dựa trên sự định giá mà xã hội dành cho mình.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng công thức định giá trong bài viết chỉ định giá chúng ta ở một khía cạnh được đo đếm về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, ở xã hội ngoài kia, có rất nhiều người làm việc cực kỳ hiệu quả nhưng họ chỉ làm vì tấm lòng và đam mê của mình mà không màng tới tiền bạc - khi này nếu chúng ta chỉ áp dụng công thức trong bài viết thì sẽ không thể đánh giá được hết toàn bộ giá trị mà người đó đem lại cho xã hội.

Do đó, hãy xem đây như một phương pháp để đánh giá khách quan mức độ hiệu quả công việc dựa trên thu nhập. Còn để thực sự đánh giá được giá trị của một người thì chúng ta cần xem xét thêm rất nhiều yếu tố khác nữa.

*Hình ảnh trong bài viết được lấy từ Unsplash


Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi!

Kim,

25/01/2025